Hợp tác quốc tế về nhân quyền tại Việt Nam Nhân quyền tại Việt Nam

Các Công ước quốc tế về nhân quyền Việt Nam là thành viên

  • Bốn Công ước Geneva (1949) về bảo hộ nạn nhân chiến tranh, đối xử nhân đạo với tù nhân chiến tranh (tham gia năm 1957)
  • Bắt đầu từ năm 1977, Việt Nam đủ điều kiện gia nhập các công ước về quyền con người của Liên Hiệp quốc sau khi gia nhập tổ chức này
  • Công ước các quyền dân sự và chính trị (1966)-ICCPR (gia nhập ngày 24/09/1982)
  • Công ước các quyền Kinh tế, xã hội và Văn hóa (1966)- (gia nhập ngày 24/09/1982)
  • Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (1979) - gia nhập năm 1980
  • Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (1969) - gia nhập năm 1982
  • Công ước về Quyền trẻ em (1989) - nước thứ hai trên thế giới và đầu tiên ở châu Á tham gia
  • Nghị định thư về trẻ em trong xung đột vũ trang (1990) - gia nhập năm 2000
  • Nghị định thư về cấm sử dụng trẻ em trong hoạt động mại dâm và ảnh khiêu dâm - gia nhập năm 2000
  • Công ước về quyền của người khuyết tật (2006) - gia nhập năm 2007
  • Công ước chống Tra tấn hoặc các hình thức đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người của Liên Hiệp Quốc - gia nhập năm 2013
  • Công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị tội ác diệt chủng (1948) - gia nhập năm 1981
  • Công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị tội ác Apartheid (1973) - gia nhập năm 1981
  • Công ước quốc tế về không áp dụng những hạn chế luật pháp đối với các tội phạm chiến tranh và tội ác chống lại loài người (1968) - gia nhập năm 1983
  • Công ước về chống tội phạm xuyên quốc gia (2000) - gia nhập năm 2002
  • Công ước số 5 về độ tuổi tối thiểu của trẻ em tham gia sản xuất công nghiệp
  • Công ước số 6 về việc làm ban đêm của trẻ em trong công nghiệp
  • Công ước số 14 về nghỉ hàng tuần cho lao động công nghiệp
  • Công ước số 45 về sử dụng lao động nữ trong hầm mỏ
  • Công ước số 81 về thanh tra lao động trong công nghiệp và thương mại
  • Công ước số 100 về trả lương công bằng cho lao động nam và nữ
  • Công ước số 111 về chống phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp
  • Công ước số 123 về độ tuổi tối thiểu được tham gia hoạt động nghề nghiệp

Đang xem xét gia nhập

  • Công ước về người bị mất tích cưỡng bức
  • Công ước về Quyền của người lao động di cư và gia đình của họ
  • Công ước về Quy chế của người tị nạn
  • Công ước về người không có quốc tịch[109]

Quá trình thực hiện

Tính từ những năm 1980 đến hết năm 2017, Việt Nam đã ban hành và sửa đổi khoảng 13.000 văn bản luật và dưới luật, trong đó quyền con người ngày càng được cụ thể hóa. Các điều khoản các văn bản quốc tế về quyền con người Việt Nam tham gia đã được nội địa hóa mạnh mẽ trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử là nguyên tắc xuyên suốt trong hệ thống tư pháp, lập pháp và hành pháp của Việt Nam. Hoạt động đệ trình Quốc hội để phê chuẩn các văn bản quốc tế về quyền con người được Việt Nam thực hiện tích cực bất chấp khối lượng công việc là rất lớn. Điều này đã được các Ủy bản thực thi các văn bản quốc tế, Liên Hiệp quốc và cộng đồng quốc tế công nhận.[110]

Hợp tác với các cơ chế của Liên Hợp quốc về nhân quyền

Việt Nam được cộng đồng quốc tế thừa nhận là thành viên tích cực trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc; Ủy ban Xã hội, Nhân đạo và Văn hóa, Hội đồng Kinh tế-xã hội và các cơ chế hợp tác nhân quyền của Liên Hiệp quốc với mục đích là bảo đảm và thúc đẩy quyền con người.[111] Lịch sử tham gia của Việt Nam:

  • Thành viên của Ủy ban Nhân quyền (nhiệm kỳ 2001-2003)
  • Ủy ban Phát triển Xã hội (nhiệm kỳ 2002-2004; 2012-2014)
  • Hội đồng Kinh tế-xã hội (1998-200 và 2016-2018)
  • Hội đồng Bảo an (2008-2009), (2020-2021).
  • Hội đồng Nhân quyền (2014-2016)
  • Hội đồng chấp hành UNESCO (2015-2019)

Đóng góp của Việt Nam

Tại các diễn đàn, Việt Nam luôn chủ trương cách tiếp cận vấn đề quyền con người một cách toàn diện và cân bằng.Việt Nam đã tham gia và là đồng tác giả của nhiều nghị quyết của Liên Hiệp quốc liên quan đến quyền con người bao gồm các quyền kinh tế, văn hóa, dân sự, chính trị, xã hội,...đặc biệt là quyền của các nhóm yếu thế trong xã hội và phòng chống tội phạm. Trong thời gian tham gia Hội đồng Bảo an, Việt Nam đã đóng góp sáng kiến: Tuyên bố chủ tịch về "Trẻ em và xung đột vũ trang", Hội đồng Bảo an cũng đã thông qua nghị quyết 1889 về "Phụ nữ, hòa bình và an ninh" do Việt Nam đề xuất. Việt Nam là một trong ba nước đề xuất nội dung "Hợp tác quốc tế" trong Công ước về người khuyết tật.

Trong hoạt động hợp tác với Hội đồng nhân quyền, Việt Nam rất coi trọng cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR)và coi đây là một cơ chế đối thoại, giảm bất đồng và tăng lòng tin quan trọng. Đến năm 2017, Việt Nam đã trình bày và bảo vệ thành công báo cáo quốc gia UPR chu kỳ I (2009) và chu kỳ II (2014). Việt Nam đã thực hiện xuất sắc 182/227 khuyến nghị của các thành viên Hội đồng thông qua cơ chế UPR. Từ năm 2010, hàng năm Việt Nam đều tiếp đón các đoàn Thủ tục đặc biệt của Hội đồng đến thăm và chứng kiến những tiến bộ về quyền con người ở Việt Nam.[112]

Hợp tác khu vực về nhân quyền

Việt Nam là một thành viên tích cực trong Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Quyền con người (AICHR) cũng như các cơ quan bảo đảm và thúc đẩy quyền con người khác của ASEAN như Ủy ban bảo đảm và thúc đẩy quyền phụ nữ và trẻ em (ACWC), Ủy ban về lao động di cư (ACMW). Việt Nam cùng với ASEAN đã tiếp tục nhấn mạnh cách tiếp cận toàn diện và cân bằng trong vấn đề quyền con người. Đặc biệt, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN soạn thảo và thông qua Tuyên bố nhân quyền ASEAN để cùng bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam cũng đã tích cực đẩy mạnh hợp tác giữa AICHR và EU trong chương trình đối thoại khu vực ÁEAn-EU (READI). Việt Nam cũng là một trong những nước tiên phong đóng góp vào các nỗ lực của tiểu vùng sông Mekong về chống mua bán người, phòng chống ma túy. Việt Nam đã và đang hợp tác rất tích cực với Tổ chức phòng chống má tuy LHQ (UNODC).[113]

Hợp tác song phương về nhân quyền

Trên tinh thần hợp tác, xây dựng và tôn trọng lẫn nhau, Việt Nam luôn tỏ thiện chí và sẵn sàng hợp tác, đối thoại với các nước trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo mặc dù quan điểm của Việt Nam và các nước liên quan còn tồn tại các khác biệt. Với các tiếp cận xây dựng, chính phủ Việt Nam sẵn sàng cung cấp thông tin cập nhật, khách quan cho các nước hiểu rõ và chính xác về tình hình nhân quyền của Việt Nam, đáp ứng và tao điều kiện cho đại diện các nước tham gia thực địa đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của Việt Nam.

Điểm nhấn trong hợp tác song phương là các cơ chế đối thoại song phương giữa Việt Nam với các đối tác như Hoa Kỳ, EU, Na Uy, Thụy Sỹ,...Trong giai đoạn 1994-2017, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tiến hành 21 vòng đối thoại, 13 với Na Uy, 14 với úc, 15 với EU và 14 với Thụy Sỹ,...Nhiều cơ chế diễn ra định kỳ thường niên. Việt Nam và các đối tác đều coi trọng và đánh giá cao về đối thoại liên quan đến quyền con người. Các cơ chế diễn ra trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, xây dựng và có nội dung thực chất. Các cơ chế đã phát huy các kết quả tích cực, không chỉ góp phần thu hẹp khoảng cách trong nhận thức mà còn góp phần tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác. Đây là kênh trao đổi các kinh nghiệm tốt nhất của mỗi bên và giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền con người mà hai bên cùng quan tâm.

Thông qua các cơ chế hợp tác song phương, Việt Nam đã nhận được sự trợ giúp của nhiều nước trên thế giới trong bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam như cải cách tư pháp, xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục,...Những hỗ trợ này được phía Việt Nam đánh giá rất cao:

Chương trình 135 để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đã trong giai đoạn 2006-2010 đã nhận được vốn vay hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (160 triệu USD), Cơ quan viện trợ phát triển Úc (18 triệu USD), Phần Lan (27 triệu USD),Ireland (30 triệu USD), Anh (31 triệu USD), EU (12 triệu USD). Na Uy giúp Việt Nam xây dựng khung chương trình đào tạo cán bộ về bình đẳng giới. Đức hỗ trợ Việt Nam cải cách tư pháp. Tây Ban Nha giúp Việt Nam trong các chương trình về quyền trẻ em,...[114]

Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Tính tới năm 2017, chính phủ Việt Nam đã có quan hệ với trên 900 NGOs nước ngoài, trong đó có 700 NGO hoạt động thường xuyên ở Việt Nam. Các NGO chủ yếu hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục, y tế ở vùng sâu, vùng xa cũng như hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS, tổ chức các chương trình tài chính vi mô để hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo và đòi chính phủ Hoa Kỳ và các hãng hóa chất cho trách nhiệm với nạn nhân chất độc màu da cam ở Việt Nam. Tại nhiều diễn đàn quốc tế, tuy có một số NGO lợi dụng hoạt động mở cửa, hội nhập của Việt Nam để xuyên tạc, cung cấp thông tin sai sự thật về tình hình quyền ở Việt Nam thì cũng có nhiều tiếng nói tích cực, phản ánh đúng sự thật từ các NGO chân chính[115]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhân quyền tại Việt Nam http://www.china.org.cn/english/features/bjrenquan... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40337871_Vi%... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40835907 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/12/1512... http://transcripts.cnn.com/TRANSCRIPTS/0706/24/le.... http://www.latimes.com/news/la-na-vietnam6aug06-st... http://www.newsweek.com/apocalypse-then-157805 http://www.nhanquyenvn.com/2016/12/hoi-cuu-tu-nhan... http://vietnamupr.com/2014/06/upr-cua-viet-nam-va-... http://vietnamupr.com/ve-vietnam-upr/